Khi nhắc tới bưu cục nhượng quyền có thể các bạn sẽ không để ý tới định nghĩa “gom hàng” và “phát hàng”. Tuy nhiên, với đa dạng mô hình cung cấp dịch vụ hiện nay, thì 2 định nghĩa này đã được chia làm 2 mô hình nhượng quyền khác biệt. Đó là “bưu cục chuyên gom hàng” và bưu cục chuyên phát hàng. Để hiểu rõ về sự khác biệt này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Bưu cục và chức năng
Bưu cục là tên gọi của những đơn vị hoạt động trong ngành vận chuyển, bưu chính. Thông thường các bưu cục sẽ có mạng lưới cơ sở trên khắp các địa điểm để phân bố và nhận đơn hàng dễ dàng. Hoặc có thể các đơn vị tìm đối tác nhượng quyền để mở bưu cục nhượng quyền với các chức năng có thể kể đến như:
Điểm cấp thông tin dịch vụ
Điểm giao/ nhận ship hàng
Điểm kho lưu giữ hàng hóa
Điểm gia tăng nhận diện thương hiệu
Ngày nay, khi các mô hình dịch vụ vận chuyển trở nên đa dạng như hiện nay, thì bưu cục nhượng quyền gom hàng và phát hàng đã trở thành 2 mô hình khác nhau.
Để tìm hiểu chi tiết thêm về bưu cục nhượng quyền, vui lòng tham khảo tại đây.
2. Bưu cục nhượng quyền phát hàng
Bưu cục phát hàng có thể hiểu đơn giản là mô hình kinh doanh bưu cục chuyên nhận hàng hóa từ các công ty trao quyền. Để từ đó vận chuyển các đơn hàng đến tay người nhận.
Từ định nghĩa mô hình bên trên, có thể dễ dàng nhìn ra rằng làm bưu cục nhượng quyền phát hàng. Các bạn sẽ có lượng đơn sẵn từ bưu cục trao quyền. Ngoài ra, để mở nhượng quyền bưu cục phát hàng, bên trao quyền cũng đều là những đơn vị có tiếng. Nên đây sẽ là hai lợi thế lớn nhất của mô hình.
Tuy nhiên, vì là nhượng quyền của đơn vị lớn nên bưu cục sẽ phải chịu những yêu cầu cao khi muốn hợp tác. Đó chính là:
Chi phí nhượng quyền thương hiệu lớn
Sản lượng yêu cầu phát cao
Chi phí duy trì nhân sự và cân đối hoạt động kinh doanh
Bị phụ thuộc vào bên trao quyền
Chỉ có thể sử dụng 1 đơn vị vận chuyển
3. Bưu cục nhượng quyền gom hàng
Ngược lại với bưu cục phát hàng là cần mang hàng tới tay người nhận/mua hàng. Thì bưu cục nhượng quyền gom hàng sẽ chủ yếu cần gom lại hàng của người bán/ người muốn gửi hàng. Từ đó, đơn vị trao quyền sẽ xử lý đơn hàng đến tay người nhận.
Chính vì vậy, nên mô hình bưu cục này sẽ có các ưu điểm như:
Bưu cục hợp tác không cần phát đơn mà có thể tự thương lượng với khách hàng mang đơn tới bưu cục
Không cần duy trì số lượng shipper
Chi phí nhượng quyền thấp hơn so với các đơn vị phát
Được chủ động khai thác khách hàng
Không bị phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của bên trao quyền
Chủ động kiểm soát lượng khách và khả năng của bản thân
4. Mô hình kinh doanh gom hàng hiện nay
Với những ưu điểm và đặc điểm của bưu cục hợp tác kinh doanh gom hàng. Người nhận nhượng quyền được tự do kinh doanh mà chỉ cần bỏ ra một số vốn chỉ bằng một phần nhỏ so với vốn mở bưu cục phát hàng.
Một trong những mô hình nhượng quyền phát hàng uy tín hiện nay bạn có thể cân nhắc là Giao Hàng Siêu Việt. Khi trở thành đối tác Giao Hàng Siêu Việt, bạn còn có cơ hội hợp tác với các ông lớn như: J&T, GHN, Viettel, Best Express, Ninjavan,… Ngoài ra, còn:
Không mất chi phí nhượng quyền
Không yêu cầu phương tiện vận chuyển
Không mất chi phí đào tạo
Được làm đối tác các đơn vị uy tín
Được hỗ trợ phát triển xuyên suốt quá trình hoạt động
Đầu tư 1 lần với 15 triệu, hoạt động không hiệu quả hoàn vốn.
Thông tin nhượng quyền mô hình, có thể tham khảo tại đây.