Công việc văn phòng có thể là niềm mơ ước của nhiều người. Tuy nhiên, đây cũng là thứ khiến nhiều cá nhân cảm thấy chán nản, không hài lòng. Có thể vì đồng nghiệp, sếp hay môi trường công việc,… Vậy những lúc như này, bạn có thể làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Dấu hiệu chán công việc văn phòng
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết rằng bạn còn hứng thú với công việc hay không. Hãy cùng đọc những dấu hiệu dưới đây xem bạn đang ở tình trạng nào nha:
Không hào hứng bắt đầu công việc vào mỗi sáng
Buổi sáng – thời gian bắt đầu ngày mới luôn là lúc mà cơ thể sảng khoái và nhiều năng lượng nhất. Tuy nhiên, khi nghĩ đến các công việc, cuộc họp, nhiệm vụ cần hoàn thành tại công ty. Hay thậm chí khi nghĩ đến thời gian làm việc tại công ty sắp tới đã khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Thì đây chính là dấu hiệu đầu tiên nhận biết rằng bạn không còn hào hứng với công việc nữa.
Không tìm thấy niềm vui nơi làm việc
Văn phòng làm việc có thể coi là ngôi nhà thứ 2 của nhiều người. Tại đây, bạn có thể thấy được niềm vui, sự chia sẻ từ: đồng nghiệp, không gian, công việc,… Và nhiều người cũng coi đây chính là động lực, năng lượng khi đi làm văn phòng.
Nhưng một khi không còn cảm thấy những điều này, đồng nghĩa với việc không còn niềm vui và động lực làm việc nhiều nữa. Với tâm thế này, chỉ cần một điều không đúng với mong muốn của bạn. Sẽ làm bạn thất vọng nhanh và không còn thấy vui vẻ, thoải mái khi làm việc nữa.
Luôn cảm thấy áp lực khi tới công ty
Điều này là một trong những điều tồi tệ nhất trong thời gian làm việc. Bởi lúc này, bạn có thiên hướng vô cùng tiêu cực, và nó sẽ luôn đeo bám bạn dù là thời gian nghỉ ngơi. Có thể thấy rõ nhất rằng ngay cả trong những kỳ nghỉ. Dù là thời gian thư giãn, nhưng mỗi khi nghĩ tới công ty hay công việc bạn luôn cảm thấy sợ hãi và không muốn ngày đi làm sẽ tới.
Đó chính là một dấu hiệu báo rằng bạn đang bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực và áp lực của bản thân tới công ty.
Cảm thấy không còn “hợp”
Nghe tới dấu hiệu này có thể thật buồn cười. Nhưng thực tế, nhiều cá nhân khi mới làm việc rất háo hức và nhiệt tình. Tuy nhiên sau 1 thời gian, có thể vì một số lý do công việc hay vì môi trường công sở thay đổi. Từ đó khiến họ cảm thấy không còn hòa nhập được nữa và muốn tách ra khỏi cộng đồng.
2. Lý do gây ra việc chán công việc làm văn phòng
Dấu hiệu việc bạn không còn thích thú, đam mê với công việc là vậy. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ tới lý do gây ra sự chán nản của bạn là gì chưa? Đó có thể là:
Công việc không phải mơ ước của bạn
Thật khó để có thể tìm được công việc theo mong ước của bản thân. Khi làm một công việc không đúng với chuyên môn. Hay khi công ty có những nhiệm vụ không phải theo định hướng của bạn. Sẽ dễ dàng khiến bạn cảm thấy chán nản và dần mất đi sự hào hứng trong công việc. Điều này làm bạn trở nên không còn trách nhiệm và chỉ làm để “mưu sinh”
Bạn chưa có mục tiêu làm việc rõ ràng
Có những cá nhân khi họ có mục tiêu làm việc rõ ràng, họ sẽ luôn theo những mục tiêu để xây dựng sự nghiệp của họ. Và đây chính là động lực, là giải pháp để kéo tinh thần và trách nhiệm của họ trong công việc.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những cá nhân chưa có mục tiêu làm việc rõ ràng. Nên khi làm việc, họ không thực sự cảm thấy công việc sẽ mang lại giá trị họ mong muốn nên nhanh chóng trở nên chán nản.
Bạn không muốn bị ràng buộc thời gian
Thời gian có thể là một trong những yếu tố khiến những người làm việc công sở hay kêu ca nhất. Bởi thời gian 8 tiếng tại công ty khiến họ cảm thấy quỹ thời gian của họ bị rút ngắn và nhàm chán.
3. 3 Điều nên thử khi chán nản việc làm văn phòng
Vậy mỗi khi cảm giác này xảy ra, bạn cần làm gì để có thể vượt qua?
Giải quyết từ vấn đề gây ra sự chán nản
Một khi bạn nhận ra sự chán nản công việc đã xuất hiện trong bản thân. Bạn cần xác định lý do gây ra cảm giác này là gì và từ đâu. Từ đó bạn có thể điều chỉnh cảm xúc và cách giải quyết vấn đề để quay lại với công việc một cách tốt nhất. Việc xác định nguồn gốc việc chán nản, bạn có thể trả lời một số câu hỏi như:
– Bạn có đang thích những gì bạn làm?
– Bạn có thấy bạn có giá trị trong công việc?
– Bạn có vấn đề gì với đồng nghiệp hay các nhiệm vụ của bạn không?
Nhìn nhận lại động lực làm việc ban đầu
Khi bạn đã chán 1 công việc được làm trong 1 thời gian dài. Khiến bạn dần mất động lực, độ hứng khởi trong công việc. Thì lúc này chính là lúc bạn nên suy ngẫm và nhìn lại lý do bạn tìm tới và muốn gắn bó với công việc này là gì. Từ đó, sẽ khiến bạn tỉnh táo và có thể tiếp tục công việc với thái độ tốt hơn.
Tự tìm một cơ hội khác thay vì việc làm tại văn phòng
Sau khi thử tự nhìn nhận và trả lời các lý do khiến bạn chán nản công việc. Nhưng bạn vẫn chưa lấy lại được niềm yêu mến với công việc. Thì tự kinh doanh riêng chính là giải pháp cho bạn.
Bởi một khi bạn kinh doanh riêng, bạn sẽ có cơ hội tự trải nghiệm và giải quyết đa dạng vấn đề. Ngoài ra, khi sở hữu mô hình kinh doanh riêng của mình, sẽ giúp bạn cảm thấy trách nhiệm và hạn chế nhất những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng tới công việc của cá nhân. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc mô hình kinh doanh đơn giản với mức vốn nho nhỏ để tối thiểu rủi ro nha.
4. Mô hình kinh doanh dễ làm
Một trong những mô hình kinh doanh dễ làm hiện nay chính là làm bưu cục gom hàng của Giao Hàng Siêu Việt.
Là một công ty công nghệ, hoạt động trong lĩnh vực bưu chính. Đã có uy tín và hợp tác cùng các ông lớn trong ngành như: J&T, GHN, Viettel, Best Express, Ninjavan,…
Với mô hình gom hàng 1 chiều, mô hình kinh doanh sáng tạo và dễ làm này đã thu hút được rất nhiều sự hứng thú và quan tâm của các nhà đầu tư thông thái. Mang lại một hệ sinh thái vận chuyển đa dạng và thêm chất lượng.
Chỉ cần:
Chi phí khởi tạo hệ thống chỉ 15 Triệu cho thời hạn vĩnh viễn
Thiết bị máy tính, vật dụng văn phòng cần thiết
1-2 nhân sự quản lý, tham gia quản lý và theo dõi hoạt động bưu cục
Địa điểm, diện tích từ 25m2
Với 3 yếu tố trên, bạn đã sở hữu một bưu cục và làm chủ cuộc sống, thời gian của chính mình rồi.